Vì sao ốm nghén khi có thai lại buồn nôn? Và cách khắc phục.
Trong quá trình mang thai, rất nhiều chị em phải khổ sở vì ốm nghén. Hiện tượng này gây cảm giác buồn nôn vô cùng khó chịu khiến bà bầu không thể ăn được gì. Vậy vì sao nghén lại buồn nôn?, làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Câu Hỏi Vì Sao? để tìm câu trả lời cũng như biết cách khắc phục tình trạng nôn nghén.
Ốm nghén là gì?
Vì sao nghén lại buồn nôn? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ đang mang thai cũng như các anh chồng thấy lo lắng về tình trạng nghén của vợ. Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên với những triệu chứng như buồn nôn, nôn, mất ngủ,…
Triệu chứng nôn và buồn nôn có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày. Mỗi thai thụ khác nhau sẽ có triệu chứng buồn nôn ở những thời điểm khác nhau.
Theo thống kê, trong giai đoạn mang thai có đến 70% chị em phụ nữ có triệu chứng ốm nghén ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 16. Khoảng 10% vẫn còn triệu chứng buồn nôn sau tuần thứ 20, thậm chí có thể nghén đến khi sinh. Đối với những phụ nữ có cơ địa nhạy cảm thì cơn ốm nghén diễn ra khá nghiêm trọng và khó kiểm soát.
Nguyên nhân vì sao nghén lại buồn nôn?
Vậy nguyên nhân vì sao nghén lại buồn nôn? Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể xác định nguyên nhân chính gây ra cơn ốm nghén với phụ nữ mang thai. Các chuyên gia phụ sản đưa giải thích vì sao nghén lại buồn nôn qua những yếu tố sau.
Thói quen ít ăn sáng
Nhiều mẹ bầu thường có thói quen ngủ dậy không ăn sáng khiến cơ thể thiếu chất, thiếu năng lượng và dẫn đến hiện tượng buồn nôn. Chính vì vậy, để không bị tình trạng ốm nghén, tốt nhất mẹ bầu không nên bỏ bữa ăn sáng, đồng thời nên ăn uống đủ dưỡng chất và ăn tiếp bữa ăn phụ.
Tăng hormone đột ngột
Khi chị em phụ nữ mang thai, hormone hCG sẽ tăng cao, đồng thời lượng estrogen và progesterone trong cơ thể cũng sẽ tăng gấp nhiều lần so với bình thường. Điều này làm tăng acid dịch vị, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày và khiến mẹ bầu nôn nghén. Đây là câu trả lời cho thắc mắc vì sao nghén lại buồn nôn.
Khứu giác nhạy cảm
Khi mang thai, khứu giác của mẹ bầu đều nhạy cảm hơn rất nhiều so với người bình thường. Đặc biệt, dạ dày sẽ cảm thấy khó chịu và buồn nôn khi mẹ bầu ngửi phải những mùi như đồ ăn, dầu mỡ, nước hoa, xăng dầu,…
Tiền sử bản thân & gia đình
Nếu trong lần mang thai trước đó mẹ bầu bị ốm nghén thì lần mang thai tiếp theo có khả năng cao vẫn sẽ bị ốm nghén. Hoặc những chị em thuộc gia đình có mẹ, chị em gái ốm nghén khi mang thai thì cũng rất dễ gặp tình trạng ốm nghén khi mang bầu. Nguyên nhân vì sao nghén lại buồn nôn của mẹ bầu trong trường hợp này có thể là do yếu tố di truyền.
Cách khắc phục nôn nghén khi mang thai hiệu quả
Vậy làm như thế nào để khắc phục được tình trạng ốm nghén hiệu quả?
Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng trong thai kỳ
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn bữa phụ vào buổi sáng và buổi chiều, đồng thời nên ăn uống đủ chất.
- Bổ sung các loại trái cây, rau củ giàu vitamin, canxi,..
- Tránh ăn những món cay nóng, thức ăn chứa caffein, đồ ăn dầu mỡ hoặc những thức ăn có thể khiến mẹ bầu buồn nôn.
- Có thể giảm cảm giác buồn nôn bằng cách sử dụng gừng, bạc hà, hương chanh, hương thảo để cải thiện tình trạng ốm nghén.
- Mẹ bầu nên tiêu thụ ít nhất 1,5 lít chất lỏng mỗi ngày vào cơ thể, gồm nước, đồ nước, canh rau củ… Đặc biệt, nên uống từng ngụm thay vì uống hết một lượt.
Xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong thai kỳ
Nghỉ ngơi nhiều giúp chị em và thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu cần thả lỏng cơ thể, hít sâu và lắng nghe cơ thể của mình. Khi cảm thấy mệt mỏi nên nằm xuống nghỉ ngơi và thư giãn, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng và suy nhược cơ thể.
Bấm huyệt
Khoa học chứng minh rằng khi tác động lực đến cổ tay thì não bộ sẽ giải phóng ra chất hóa học làm dịu đi cơn buồn nôn hay khó chịu về mùi. Đây cũng là một mẹo giảm buồn nôn ốm nghén cho mẹ bầu. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện bởi những người có kinh nghiệm để bấm huyệt chính xác nhất.
Vận động nhẹ nhàng
Mẹ bầu có thể tạo cho mình thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp mẹ và thai kỳ khỏe mạnh hơn, đồng thời hỗ trợ giảm buồn nôn trong quá trình mang thai.
Điều trị bằng thuốc
Dùng thuốc là biện pháp cuối cùng nếu mẹ bầu can thiệp những biện pháp giảm buồn nôn an toàn khác nhưng không hiệu quả. Bởi phương pháp này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu mẹ bầu nghén nặng và nôn ói không kiểm soát thì có thể sử dụng một số loại thuốc an toàn như Histamin hoặc thuốc chẹn H1.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao nghén lại buồn nôn cũng như những biện pháp khắc phục buồn nôn ốm nghén hiệu quả. Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ mang đến cho bạn kiến thức hữu ích, đồng thời có thể khắc phục được tình trạng buồn nôn khi nghén, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và em bé.