Vì sao tiêm vacxin có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm?

Vì sao tiêm vacxin có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm?

Tiêm phòng vắc xin góp phần tích cực trong việc phòng ngừa một số loại bệnh lưu hành trong cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra không ít trường hợp bị sốc phản vệ khi tiêm vắc xin, đặc biệt đối với trẻ em. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng đây là một vấn đề cần phải quan tâm khi tiêm chủng. Vậy nguyên nhân vì sao tiêm vacxin bị sốc phản vệ? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây của Câu hỏi Vì Sao nhé.

Sốc phản vệ ở trẻ em là gì?

Phản vệ là một phản ứng dị ứng của cơ thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút hoặc vài giờ sau khi cơ thể của trẻ tiếp xúc với dị nguyên có khả năng gây phản ứng. Phản vệ ở trẻ có biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thậm chí có thể gây tử vong.  

Sốc phản vệ ở trẻ em là mức độ nặng nhất của phản vệ do toàn bộ hệ thống mạch giãn đột ngột và co thắt phế quản, có thể gây tử vong cho trẻ chỉ trong vòng vài phút. Vậy vì sao tiêm vacxin bị sốc phản vệ?, cùng tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây để tìm câu trả lời. 

Giải thích lý do vì sao tiêm vacxin bị sốc phản vệ?

Vậy vì sao tiêm vacxin bị sốc phản vệ, nguyên nhân do đâu? Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các chất hóa học được giải phóng từ hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể đẩy bệnh nhân rơi vào tình trạng phản ứng phản vệ.

Hệ miễn dịch trong cơ thể người đóng vai trò sản xuất các kháng thể đặc hiệu chống lại những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Đây là phản ứng có ích khi tác nhân đó gây hại cho cho cơ thể. Bên cạnh đó, có nhiều người có hệ miễn dịch phản ứng thái quá với những chất vô hại, điều này gây nguy hiểm cho cơ thể. Đó là nguyên nhân vì sao tiêm vacxin bị sốc phản vệ.

Vì sao tiêm vacxin có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm?

Phản ứng phản vệ ở trẻ sau tiêm chủng là do cơ thể của trẻ phản ứng lại với các thành phần của vacxin như:

  • Vắc xin nuôi cấy ở trong môi trường protein từ trứng
  • Men bia rượu
  • Gelatine
  • Kháng sinh
  • Các chất bảo quản hoặc chất cố định
  • Một số thành phần nhiễm bẩn như latex…

Trong đó, protein từ trứng, gelatine và latex là những nguyên nhân thường gặp nhất ở những phản ứng phản vệ tức thì.

Đọc thêm: Vì sao khi tiêm vắc xin phòng dại không nên uống rượu bia?

Triệu chứng của sốc phản vệ

Các triệu chứng phản ứng phản vệ sau khi tiêm vacxin thường xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi tiêm vacxin. Trẻ có dấu hiệu phản ứng phản vệ khi có những dấu hiệu như:  

  • Những triệu chứng ở da: nổi mày đay, phù mạch, giãn mạch và ngứa.
  • Các triệu chứng ở đường hô hấp: ngạt mũi, chảy nước mũi, phù nề vùng hầu họng, thanh quản hoặc có những biểu hiện như tức ngực, thở nông, thở khò khè, thậm chí là suy hô hấp.
  • Triệu chứng tim mạch: Hạ huyết áp, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, nặng nhất là gây ngừng tiêm.
  • Triệu chứng đường ruột: bụng đau quặn, buồn nôn, nặng hơn là đại tiểu tiện không tự chủ.

Sau khi tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ, nếu cha mẹ thấy trẻ có những triệu chứng trên thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Cách điều trị phản ứng phản vệ

Không những biết nguyên nhân vì sao tiêm vacxin bị sốc phản vệ,  biết cách điều trị kịp thời khi trẻ có dấu hiệu phản ứng phản vệ là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi thấy trẻ có dấu hiệu phản ứng phản vệ cần tiến hành hồi sức tim phổi nếu trẻ có triệu chứng ngừng thở hoặc tim ngừng đập. Sau đây là một số loại thuốc được sử dụng trong phản ứng phản vệ ở trẻ sau tiêm chủng:

Vì sao tiêm vacxin có thể bị sốc phản vệ sau khi tiêm?

  • Epinephrine (Adrenaline): Có tác dụng giảm phản ứng phản vệ của trẻ. Nếu trẻ bị phản ứng phản vệ ngay sau khi tiêm vacxin cần đặt trẻ nằm nghiêng trái và tiêm Epinephrine với liều lượng 0,01mg/kg vào bắp thịt. Nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện thì tiêm lại sau 10 phút.
  • Cho trẻ thở oxy nếu rơi vào tình trạng suy hô hấp.
  • Sử dụng thuốc kháng histamin và corticoid tiêm vào tĩnh mạch để giảm tình trạng viêm, phù nề và cải thiện hô hấp.
  • Sử dụng Albuterol để cải thiện triệu chứng hô hấp.

Tuy phản ứng phản vệ ở trẻ em sau khi tiêm vacxin chỉ chiếm tỷ lệ 1/1.000.000 nhưng mọi người cần biết các triệu chứng cũng như cách xử lý khi gặp trường hợp này. Bởi nếu không được cấp cứu kịp thời thì trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi tiêm vacxin cần ở lại ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng để được theo dõi các phản ứng sau khi tiêm. Đây cũng là khoảng thời gian để phát hiện cá biến chứng sau khi tiêm như phản ứng phản vệ.

Trong trường hợp đã đưa trẻ về nhà  cần theo dõi các phản ứng tại nhà từ 24 – 48 giờ. Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ xuất hiện phản ứng phản vệ khi trẻ đã được đưa về nhà, sau khi gia đình phát hiện những triệu chứng nặng và đưa trẻ vào viện cấp cứu.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao tiêm vacxin bị sốc phản vệ cũng như tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của phản ứng phản vệ. Hy vọng thông tin trên mang đến cho bạn kiến thức thật hữu ích. Nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu gì bất thường sau khi tiêm vacxin, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Hãy chia sẻ bài viết nếu quý đọc giả thấy hay.

Câu hỏi vì sao?

Trang blog chia sẻ và giải đáp những câu hỏi vì sao thú vị nhất, về mọi điều xung quanh cuộc sống của con người. Chúng tôi luôn cố gắng chia sẻ những thông tin có ích nhất, và chính xác nhất tới quý bạn đọc. Hi vọng quý bạn đọc thích những nội dung bổ ích tại website này. Cảm ơn quý đọc giả rất nhiều!