Vì sao bệnh Cúm A bùng phát sau Tết?

Sau Tết ghi nhận các ca mắc Cúm A, Cúm B, Cúm C bùng phát, nhiều ca biến chứng nghiêm trọng và xảy ra tử vong. Vậy vì sao bệnh Cúm A bùng phát sau Tết như vậy? Cùng Câu Hỏi Vì Sao tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Yếu tố thời tiết và thời điểm
Năm mới là thời điểm đoàn tụ với nhiều tiệc tùng và việc tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm và tăng cao, kết hợp với thời tiết lạnh kéo dài trong năm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho Virus Cúm sống và phát triển lâu ngoài môi trường, tạo điều kiện cho việc lây lan bệnh.
Xem thêm: Vì sao nhiều các ca nhiễm dại có thời gian ủ bệnh ngắn khởi phát bệnh nhanh?
Ngoài ra, không khí lạnh và ẩm thấp sẽ khiến tết báo đường hô hấp bị tổn thương, miễn dịch cơ thể bị suy giảm, giúp virus dễ dàng xâm nhập vào và phát triển gây bệnh. Theo thống kê thì tháng 1.2025, nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 – 1,5 độ. Các tỉnh miền Bắc chìm trong giá rẻ cả ngày và đêm, và dự báo tiếp tục các đợt không khí lạnh tràn xuống miền Bắc trong tháng 2.2025 này.
Theo ông Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Trợ Rẫy, thì cúm A có nhiều người còn gọi là cúm mùa vì bệnh thường bùng phát theo mùa, đặc biệt vào mùa đông xuân với thời tiết lạnh và ẩm. Ngoài yếu tố thời tiết kết hợp mùa lễ hội gặp gỡ nhau nhiều hơn, thì nhiều người đưa ra nghi ngờ do hệ miễn dịch suy giảm trong thời kỳ bị Covid-19.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm.
Cúm có thể xảy ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim, viêm tai giữa,… Đặc biệt, viêm phổi diễn ra rất nhanh và chuyển biến nặng, có thể gây tử vong cho người bệnh. Những người bệnh như người già, người có hệ miễn dịch yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh nền, những người làm việc quá sức,… Và khi mắc cúm người bệnh có thể chuyển biến nặng thường do: Điều trị ban đầu không đúng cách, thời điểm tới bệnh viện không đúng lúc và chữa trị không phù hợp.
Bộ Y Tế đã ghi nhận số ca cúm tăng cục bộ từ cuối năm 2024 và dịp Tết và sau Tết, tác nhân gây bệnh là virus A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Hiện nay nhiều bệnh viện ghi nhận số ca mắc cúm tăng cao, nhiều ca chuyển nặng phải thở máy hoặc tử vong, chủ yếu các bệnh nhân nặng thường là người già, người có bệnh nền.
Có 3 chủng virus cúm ảnh hưởng tới người bệnh gồm: Cúm A, B, và C. Thì, cúm A thường gặp và gây biến chứng nguy hiểm nhất. Thường dẫn đến các trận dịch, hoặc đại dịch ở các quốc gia. Cúm A thường xuất hiện bác biến chủng và thay đổi mỗi năm, có khả năng lây nhiễm rất cao.
Triệu chứng, cách phòng chống và chữa trị bệnh cúm?
Triệu chứng của bệnh Cúm thường là sốt cao đột ngột, nhắc đầu và mệt mỏi cơ thể, đau họng, ho khan, ớn lạnh, nước mũi chảy và nước mắt chảy nhiều, có thể có biển hiện chán ăn,… Và thường các triệu chứng này sẽ biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày. Và nhiều trường hợp sẽ biến chứng nặng, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.
Cách chăm sóc người bệnh Cúm nhu sau: Cần nghỉ ngơi, bổ sung nước bằng nhiều cách như uống nước Ezoron, nước cam,…, khi sốt sẽ sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau nhưng lưu ý theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không tự ý sử dụng khám sinh nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Nếu triệu chứng trở nặng cần tới ngay các cơ sở bệnh viện khám và được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, việc phòng chống bệnh cúm cũng rất quan trọng, nên giữ vệ sinh hầu họng, răng miệng, tay chân mỗi ngày, sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc nơi đông người, nơi có nguy cơ lây lan mầm mống bệnh, và tiêm vacxin cúm hằng năm.
Hi vọng rằng, thông qua bài viết này của Câu Hỏi Vì Sao đã giải đáp cho quý đọc giả câu hỏi “Vì sao bệnh Cúm bùng phát sau Tết”, cũng như giúp quý đọc giả hiểu hơn về bệnh Cúm mùa này, cách phòng chống và chữa trị cũng như bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, cho gia đình và cho toàn xã hội.
Cảm ơn quý đọc giả đã đón đọc. Bài viết được sưu tầm và chia sẻ. Nguồn: Vnexpress.net