Vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong?

Vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong?

Truyền dịch là một trong những phương pháp được thực hiện phổ biến tại các phòng khám, bệnh viện. Tuy nhiên, lạm dụng việc truyền dịch có thể gây ra những biến chứng và tai biến khó lường, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong? Cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc cũng như tìm hiểu về các tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch.

Đọc thêm: Lý do vì sao người tuổi già hay dậy sớm?

Truyền dịch là gì?

Truyền dịch là gì là thắc mắc của rất nhiều người khi biết đây là phương pháp có thể gây tử vong. Truyền dịch là truyền dung dịch có chứa hàm lượng lớn chất có lợi và thuốc vào tĩnh mạch của cơ thể. Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh và chăm sóc bệnh nhân.

Hiệu quả của việc điều trị bệnh bằng phương pháp truyền dịch khá cao bởi thuốc được đưa nhanh vào cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra những tai biến và biến chứng khó lường, thậm chí tử vong.

Vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong?

Vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong?

Như đã nói ở trên, truyền dịch là phương pháp có hiệu quả cao trong y tế, song lại gây ra những biến chứng, đặc biệt có thể tử vong. Biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân có thể gặp phải đó là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể xảy ra tức thì trong hoặc sau khi truyền dịch.

Vậy vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong? Bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ khi bắt đầu run đột ngột, sốt cao lên đến 39 – 40 độ C, thậm chí cao hơn, mạch nhanh, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, hạ huyết áp đột ngột, đặc biệt khó thở, vật vã, tím tái toàn thân. Nếu không xử lý kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong bởi sốc phản vệ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc phản vệ như có chất gây sốt trong dịch, dụng cụ truyền không đảm bảo vô trùng, cơ thể dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc (dị ứng kháng sinh) hoặc do tốc độ truyền dịch quá nhanh. Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong. 

Dù đến từ nguyên nhân nào cũng phải nhanh chóng ngừng truyền dịch và sử dụng thuốc cấp cứu sốc phản vệ ngay lập tức theo quy định của ngành ý tế. Chính vì sự nguy hiểm này nên mọi người không nên tự ý truyền dịch tại nhà bởi không có người theo dõi đầy đủ, không có phương tiện cấp cứu chống sốc gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng truyền dịch nếu không thực sự cần thiết có thể gây ra các tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch như nhiễm trùng máu, tràn dịch màng bụng, phù phổi cấp, phù toàn thân và đặc biệt là suy tim – thường gặp với những người có bệnh tim mạch.

Vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong?

Khi đưa vào cơ thể một lượng dịch không cần thiết có thể dẫn đến dư thừa, rối loạn điện não khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, nôn nao và thay đổi nhịp tim.

Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân cũng có thể gặp một số biến chứng như chỗ tiêm bị phù, đau sưng, rét run, vã mồ hôi, khó thở,… Trong trường hợp lượng dịch truyền vào cơ thể quá nhiều, cơ thể bị mất nước ưu trương dẫn đến teo tế bào vô cùng nguy hiểm.

Những cẩn trọng khi truyền dịch cần lưu ý 

Hiện nay, các tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch thường xảy ra, nhất là trong trường hợp truyền dịch để bồi bổ cơ thể, làm đẹp da, bù nước,… Nhiều thầy thuốc chỉ định dùng các loại đạm thủy phân acid amin, lipofundin hay các loại dịch bổ sung vitamin để truyền cho bệnh nhân khi không cần thiết.

Tại sao truyền dịch cũng có thể tử vong? Tuy là phương pháp y tế thông dụng nhưng thực sự không hề an toàn như nhiều người lầm tưởng. Ngược lại, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì vậy, không phải bất cứ ai cũng có thể truyền dịch được và không phải lúc nào truyền dịch cũng là lựa chọn an toàn. Truyền dịch còn có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS hoặc siêu viêm B, C qua con đường truyền dịch nếu truyền dịch không đúng cách, không được vô trùng.

Vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong?

Đặc biệt, cần thật thận trọng đối với những bệnh nhân lớn tuổi, lọc thận yếu, bệnh nhân tim mạch hoặc bệnh nhân có bệnh lý về não. Khi truyền dịch cho trẻ em cần phải cân nhắc thật kỹ. Ngoài ra, trước khi truyền dịch cho người bệnh cần phải thăm khám, làm xét nghiệm và biết rõ nguyên nhân gây bệnh.

Đối với những bệnh nhân bị mất nước nhưng vẫn có thể ăn uống được thì có thể bổ sung bằng được ăn uống như súp, cháo, sữa, hoa quả, vitamin C,… thay vì truyền dịch.

Mặc dù là phương pháp được sử dụng phổ biến trong y tế song truyền dịch vẫn có thể xảy ra những tai biến nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân nên thực hiện truyền dịch tại cơ sở y tế uy tín, được chỉ định bởi bác sĩ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vì sao khi truyền dịch có thể dẫn đến tử vong cũng như tìm hiểu về các tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch. Hy vọng thông tin mà Câu Hỏi Vì Sao? chia sẻ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích và hiểu hơn về phương pháp truyền dịch trong y tế.

Câu hỏi vì sao?

Trang blog chia sẻ và giải đáp những câu hỏi vì sao thú vị nhất, về mọi điều xung quanh cuộc sống của con người. Chúng tôi luôn cố gắng chia sẻ những thông tin có ích nhất, và chính xác nhất tới quý bạn đọc. Hi vọng quý bạn đọc thích những nội dung bổ ích tại website này. Cảm ơn quý đọc giả rất nhiều!