Vì sao trái đất lại có hiện tượng ban ngày và ban đêm?
Như chúng ta thường thấy, ban ngày môi trường sống sẽ được mặt trời chiếu sáng nhưng đêm đến thì vạn vật lại chìm trong bóng tối. Đôi khi thời gian trời sáng nhiều hơn trời tối, cũng lại có lúc thời gian chiếu sáng lại ngắn đi, thoáng chốc trời đã tối. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc cũng như tìm hiểu về hiện tượng ngày và đêm.
Vì sao trái đất lại có hiện tượng ngày và đêm?
Tại sao trái đất có hiện tượng ngày và đêm là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu ban ngày, mặt trời chiếu sáng mọi vật thì ban đêm tất cả đều chìm trong bóng tối. Tại sao lại như vậy?
Xem thêm: Vì sao bầu trời lại có màu xanh?
Nguyên nhân của hiện tượng ngày và đêm khá đơn giản, bởi trái đất hình khối cầu nên luôn được mặt trời chiếu sáng một nửa. Phần được mặt trời chiếu sáng sẽ là ban ngày và nửa còn lại sẽ là ban đêm. Cùng với cơ chế tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.
Trái đất có dạng khối cầu và tự quay quanh một trục nguyên. Cho nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở những vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau, đồng thời các điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có những múi giờ khác nhau.
Với mục đích tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt trái đất thành 24 múi giờ khác nhau, mỗi múi giờ sẽ có độ rộng là 15 kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 được quy ước là giờ quốc tế (Greenwich Mean Time) và Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.
Khi trái đất tự quay quanh trục, các điểm nằm trên các vĩ độ khác nhau, ngoại trừ vĩ tuyến sẽ có tốc độ dài ngắn khác nhau. Đồng thời được chuyển hướng từ tây sang đông, đây chính là lý do tại sao các vật thể trên bề mặt trái đất khi chuyển động sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu.
Hiện tượng ngày, đêm diễn ra như thế nào?
Do trục của trái đất bị nghiêng, đồng thời không đổi phương khi chuyển động quanh mặt trời nên có lúc trái đất ngã nửa cầu bắc, cũng có lúc ngã nửa cầu nam về phía mặt trời. Đường phân chia sáng tối không trùng với trục của trái đất cho nên sẽ có các điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
Đồng thời, trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66”33” và không đổi phương nên tùy các vị trí khác nhau mà thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
Tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài, ngắn theo mùa?
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa xảy ra do cơ chế tự quay quanh trục nằm nghiêng của trái đất, đồng thời trái đất không đổi phương khi chuyển động quanh mặt trời nên ở những vị trí khác nhau thuộc các quỹ đạo khác nhau sẽ có ngày đêm dài ngắn khác nhau.
Tính theo dương lịch, ở hai bán cầu trái ngược nhau sẽ có ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, điển hình như ở bán cầu bắc:
- Mùa xuân: sẽ có ngày dài hơn đêm. Khi ngày dài, đêm ngắn thì mặt trời càng gần chí tuyến bắc. Trong đó, ngày 21/03 sẽ có thời gian ngày và đêm bằng nhau.
- Mùa hạ: có ngày dài hơn đêm, khi mặt trời càng gần xích đạo thì ban ngày sẽ ngày càng ngắn đi và ban đêm dài lên. Trong đó, ngày 22/06 trong năm có thời gian ban ngày dài nhất và ban đêm ngắn nhất.
- Mùa thu: có ngày ngắn hơn đêm, khi mặt trời càng gần chí tuyến nam thì ban ngày càng ngắn và ban đêm càng dài. Đặc biệt, ngày 23/09 trong năm sẽ là thời điểm có thời gian ban ngày bằng ban đêm.
- Mùa đông: ngày ngắn hơn đêm, khi mặt trời càng gần xích đạo thì thời gian ngày và đêm sẽ càng có sự chênh lệch. Từ vòng cực về phía hai cực sẽ có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ, hay còn được gọi là ngày địa cực và đêm địa cực. Khi càng gần cực thì số ngày và đêm đó càng tăng. Riêng ở hai cực thì có sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.
Ý nghĩa của hiện tượng ngày đêm là gì?
Với cơ chế tự quay quanh trục của trái đất nên tất cả các nơi trên bề mặt trái đất đều lần lượt nhận được ánh sáng từ mặt trời và chìm trong bóng tối. Nếu trái đất ngừng quay, một nửa của bề mặt trái đất sẽ luôn sáng, trong khi nửa kia của trái đất sẽ luôn tối.
Có thể nói, hiện tượng ngày và đêm vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Nếu bề mặt trái đất không còn được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời thì nơi đó sẽ luôn lạnh lẽo, có lũ luật, bão,…
Ngược lại, nửa bị mặt trời chiếu sáng liên tục sẽ ngày càng nóng dần lên. Điều này xảy ra hiện tượng hạn hán, thiếu nước, cháy rừng, phun trào núi lửa,… Có thể nói, nếu không có hiện tượng ngày đêm nối tiếp nhau thì sự sống của chúng ta cũng sẽ không còn tồn tại.
Kết luận
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin liên quan đến hiện tượng ngày đêm cũng như giúp bạn có thể giải đáp thắc mắc vì sao trái đất có hiện tượng ngày và đêm. Hy vọng thông tin chia sẻ trên của Câu Hỏi Vì Sao? cung cấp những kiến thức bổ ích, nếu có thắc mắc đừng ngần ngại để lại câu hỏi ở phần bình luận để được giải đáp thắc mắc.