Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Khi nhìn lên bầu trời vào ban ngày chúng ta thường thấy một màu xanh thẳm. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao bầu trời lại có màu xanh chưa? Nguyên nhân nào khiến bầu trời có màu xanh lam tuyệt đẹp như vậy. Hãy theo dõi bài viết sau của Câu Hỏi Vì Sao? để tìm hiểu lý do tại sao bầu trời lại có màu xanh. 

Lý giải thắc mắc vì sao bầu trời lại có màu xanh? 

Chúng ta thường thấy bầu trời có màu xanh nhưng ít ai biết rõ nguyên nhân vì sao mà nó lại như vậy. Có thể nói, ánh sáng là loại năng lượng có khả năng di chuyển với tốc độ vô cùng nhanh ở trong không gian.

Ánh sáng mặt trời bao gồm 7 gam màu là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Mỗi màu sắc khác nhau sẽ có những bước sóng, tần số và năng lượng khác nhau. Trong số đó, ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất nhưng lại có tần số và năng lượng cao nhất. Ngược lại, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất  nhưng lại có tần số và năng lượng thấp nhất.

Vì sao không gian ngoài vũ trụ lại thấy chỉ có màu đen?

Vì sao lại có động đất? Sự nguy hiểm của động đất như thế nào?

Nhiều người thường nghĩ rằng ánh sáng từ Mặt Trời và bóng đèn có màu trắng nhưng thực chất đó chính là sự pha trộn giữa các màu sắc khác nhau như lục, lam và tím. Màu sắc của cầu vồng trên bầu trời cũng liên quan đến những màu sắc này.

Bầu trời vốn dĩ là một nơi chứa rất nhiều không khí và bao bọc xung quanh là bầu khí quyển. Đây chính là hỗn hợp từ các phân tử khí vô cùng nhỏ và các mảnh của chất rắn như bụi.

Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Vào ban ngày, khi ánh sáng Mặt Trời đi qua không khí thì những ánh sáng đó va chạm vào phân tử khí quyển và những hạt nhỏ trong khí quyển. Lúc này, khi ánh sáng chiếu vào một phân tử khí thì chúng có thể bật ra theo một hướng khác.

Một số màu sắc của ánh sáng Mặt Trời như đỏ và cam sẽ truyền thẳng trong không khí. Nhưng ánh sáng xanh sẽ phản xạ lại chúng theo mọi hướng. Do bước sóng nhỏ, nhanh nên ánh sáng xanh sẽ bị phân tán ở khắp bầu trời khiến bầu trời có một màu xanh lam.

Chính vì vậy, khi nhìn lên bầu trời vào ban ngày thì ánh sáng xanh sẽ chiếu thẳng vào mắt. Bởi mắt con người có khả năng cảm nhận được ánh sáng xanh khá tốt.

Ngoài ra, trong ánh sáng Mặt Trời, màu tím chiếm tỷ lệ tương đối thấp và bị tầng ozon hấp thụ phần lớn ánh sáng tím và tia cực tím. Ánh sáng còn lại sẽ do màu xanh lam chi phối. Đó chính là lý do vì sao bầu trời là màu xanh lam chứ không phải màu tím.

Nói tóm lại, các phân tử trong khí quyển và các hạt nhỏ trong khí quyển sẽ tương tác với ánh sáng của mặt trời tạo thành hiện tượng bức xạ ánh sáng. Do tính không đồng nhất của môi trường nên đã tạo ra bầu trời có màu xanh lam.

Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Tại sao ngoài không gian vũ trụ lại có màu đen?

Ngoài không gian vũ trụ không có không khí, không có bất cứ thứ gì để ánh sáng bị phản xạ lại nên ánh sáng chỉ đi được thẳng. Do đó, ánh sáng không bị phản xạ nên khi nhìn lên bầu trời ở ngoài không gian vũ trụ thì chúng ta chỉ thấy một màu đen thui.

Do quy luật ánh sáng nên ngoài không gian vũ trụ luôn tồn tại màu đen. Con người chỉ có thể nhìn thấy một vật khi vật đó phát ra ánh sáng và chiếu tới mắt con người. Bởi vì quá xa với chúng ta nên những ngôi sao trên bầu trời mặc dù có sáng đến đâu thì chúng ta nhìn lên chỉ thấy là những đốm sáng nhỏ trong vũ trụ mênh mông.

Khi ánh sáng chiếu vào bất cứ đâu và bị bật ra khỏi đó thì bầu khí quyển cho phép tán xạ ánh sáng và khả năng nhìn thấy màu sắc của chúng ta. Không gian ngoài vũ trụ sẽ là một màu tối đen bởi không có bầu không khí đủ mạnh để gây ra sự tán xạ ánh sáng.

Vì sao bầu trời lại có màu xanh?

Tại sao lúc hoàng hôn thì bầu trời lại có màu đỏ?

Đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao ban ngày bầu trời là màu xanh nhưng khi đến hoàng hôn thì lại chuyển sang màu đỏ không. Nguyên nhân là do hiện tượng tán xạ ánh sáng trong khí quyển khiến cho bầu trời lúc hoàng hôn chuyển thành màu đỏ.

Trong bầu khí quyển của trái đất có chứa các thành phần khác nhau như bụi, tro, hơi nước và các chất khí. Những thành phần này sẽ tán xạ và phản xạ lại ánh sáng mặt trời theo các hướng khác nhau. 

Khi mặt trời nằm ở phần phá đường chân trời, các tia sáng mặt trời phải vượt qua lớp khí quyển dày hơn 30% so với ban ngày. Ánh sáng có các bước sóng ngắn như màu tím và màu xanh bị phân tán, trong khi đó, các bước sóng dài hơn như màu vàng, đỏ, da cam ít bị phân tán lên đến được mặt người.

Trong tất cả các loại quang phổ thì màu đỏ có bước sóng dài nhất. Chính vì vậy, khi mặt trời nằm ở phía dưới đường chân trời hay nói cách khác là khi mặt trời mọc và lặn thì bầu trời sẽ có một màu đỏ rực như chúng ta thường thấy.

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao bầu trời có màu xanh cũng như các hiện tượng khác liên quan đến sự phản xạ ánh sáng. Hy vọng thông tin của bài viết mang đến cho bạn kiến thức bổ ích cũng như phần nào giải đáp thắc mắc. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, đừng ngần ngại để lại ở phần bình luận nhé.

Câu hỏi vì sao?

Trang blog chia sẻ và giải đáp những câu hỏi vì sao thú vị nhất, về mọi điều xung quanh cuộc sống của con người. Chúng tôi luôn cố gắng chia sẻ những thông tin có ích nhất, và chính xác nhất tới quý bạn đọc. Hi vọng quý bạn đọc thích những nội dung bổ ích tại website này. Cảm ơn quý đọc giả rất nhiều!