Vì sao không gian ngoài vũ trụ lại thấy chỉ có màu đen?
Khi nhìn lên bầu trời đêm để chiêm ngưỡng những hình ảnh từ vụ trụ chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy một không gian đen kịt, sâu thẳm với những đốm sáng phát ra từ các vì sao, các tiểu hành tinh hoặc tàu vũ trụ. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao vũ trụ có màu đen không? Nếu có thì cùng tìm câu trả lời qua những thông tin dưới đây cùng Câu Hỏi Vì Sao nhé.
Ví dụ minh họa về sự chiếu sáng của Mặt Trời đến Trái Đất & Mặt Trăng
Chắc chắn nhiều bạn cho rằng Trái đất có được ánh sáng là nhờ mặt trời chiếu vào, đồng thời bởi hiện tượng quay quanh trục tạo nên ngày và đêm đúng không? Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phần sự thật mà thôi, bởi sự thật đằng sau nó vô cùng phức tạp.
Bạn hãy thử nghĩ đến mặt trăng – một vệ tinh luôn quay xung quanh trái đất để xem nhé. Tại sao cũng được ánh sáng mặt trời chiếu sáng như trái đất nhưng khi các phi hành gia đặt chân đến thì lại bao trùm một màu đen. Nếu như đứng ở mặt trăng nhìn lên bầu trời thì các phi hành gia vẫn thấy một màu đen thui.
Vậy vì sao vũ trụ có màu đen, có phải là nhờ Mặt trời chiếu sáng nên bất cứ nơi đâu cũng có thể nhận được ánh sáng hay không?
Tại sao Trái Đất được mặt trời chiếu sáng, còn Mặt Trăng và các hành tinh khác ngoài vũ trụ thì không?
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao mặt đất được mặt trời chiếu sáng, còn mặt trăng hay các hành tinh khác ngoài vũ trụ thì lại không? Câu trả lời khá đơn giản, nguyên nhân Trái Đất được chiếu sáng bởi Mặt trời là do có bầu khí quyển bao quanh. Bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động như một chiếc kính tí hon phản xạ lại ánh sáng từ mặt trời.
Ánh sáng mặt trời là bức xạ điện từ phát ra từ mặt trời, gồm nhiều thành phần ánh sáng khác nhau. Những thành phần ánh sáng này khi đi qua bầu khí quyển sẽ phân tán và tạo ra những màu sắc khác nhau.
Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc vì sao vũ trụ có màu đen cũng như giải thích lý do tại sao khi chúng ta nhìn lên bầu trời vào ban ngày sẽ có màu xanh, màu trắng, màu đỏ,… Còn đứng từ Mặt Trăng hay những hành tinh khác trên vũ trụ thì lại thấy một màu đen thui sâu thẳm.
Tại sao trái đất không nhận được ánh sáng từ những ngôi sao khác ngoài mặt trời?
Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng nếu trái đất quay quanh trục thì tại sao nửa kia lại không được chiếu sáng, không nhận được ánh sáng từ những ngôi sao khác? Liệu rằng mặt trời có phải là hành tinh duy nhất phát ra ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta?
Có thể nói, những ngôi sao có khả năng phát ánh sáng tương tự như mặt trời thì lại cách chúng ta hàng nghìn, thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng. Đây là khoảng cách quá xa với trái đất. Do đó, khi chúng ta nhận được ánh sáng đó cũng chỉ là ánh sáng trong quá khứ mà ngôi sao đó phát ra mà thôi.
Vậy tại sao những ngôi sao gần hơn lại không thể nào chiếu sáng trái đất của chúng ta. Nguyên nhân là do kích thước, trọng lượng và độ phát sáng của ngôi sao đó quá thấp so với mặt trời. Do đó chúng ta không thể nào nhận được ánh sáng từ những ngôi sao đó mà chỉ thấy được những đốm sáng lấp lánh trên bầu trời mà thôi.
Bạn hãy thử tưởng tượng rằng mình đang bậc 10 bóng đèn trang trí cây thông noel xem, chắc chắn nó sẽ không thể nào chiếu sáng tốt bằng việc bạn bật một bóng đèn huỳnh quang lớn.
Bạn cũng có thể thử dùng đèn pin công suất thấp soi vào một bóng đèn cao áp xem, chắc chắn ánh sáng của đèn pin sẽ bị nuốt chửng.
Vì sao vũ trụ có màu đen?
Lý do vì sao vũ trụ có màu đen? Ngoài không gian vũ trụ, chúng ta chỉ thấy một màu tối đen bởi vì vũ trụ không được bao bọc bởi bầu khí quyển như trái đất. Chính vì vậy, chúng ta chỉ thấy một không gian màu đen mặc dù những hành tinh ngoài vũ trụ vẫn được mặt trời chiếu sáng.
Một lý do vì sao vũ trụ có màu đen khác khiến là do chúng được bao phủ bởi 1 lớp chân không hoàn hảo. Đứng từ trái đất nhìn lên, chúng ta có thể thấy bầu trời màu xanh lam vì các phân tử tạo nên khí quyển là nitơ và oxy tán xạ nhiều nước sóng màu xanh lam và tím. Chính vì vậy, vào ban ngày, chúng ta có thể thấy bầu trời có màu xanh lam rõ rệt.
Tuy nhiên, ở môi trường chân không, không có bất cứ vật chất nào tồn tại trong không gian giữa các các ngôi sao và hành tinh để phân tán đến mắt của chúng ta. Điều này đồng nghĩa với việc mắt của chúng ta không thể nào cảm thụ được ánh sáng nên chỉ thấy không gian ngoài vũ trụ toàn màu đen mà thôi.
Kết luận
Những thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào giải thích thắc mắc vì sao vũ trụ có màu đen cũng như cung cấp những kiến thức xoay quanh sự chiếu sáng của vũ trụ. Ngoài thắc mắc tại sao ngoài vũ trụ lại có một màu đen thui thì bạn còn thắc mắc gì nữa không? Nếu có hãy để lại thắc mắc để được giải đáp chi tiết.