Vì sao con người thường phóng tàu vũ trụ gần xích đạo?

Vì sao con người thường phóng tàu vũ trụ gần xích đạo?

Một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và tò mò muốn biết, đó là vì sao tàu vũ trụ thường được con người phóng đi gần xích đạo? Mời quý đọc giả cùng tìm hiểu lý do thú vị này ngay trong bài viết của Câu Hỏi Vì Sao nhé.

Con người muốn tận dụng lực quay của Trái Đất

Đại đa số những sân bay phóng tàu vũ trụ đều được con người đặt gần với xích đạo, bởi khi phóng tàu vũ trụ vào không gian, thì tàu vũ trụ phải có một vận tốc cực lớn nhằm thắng được lực hút của Trái Đất. Và người ta thường phóng tàu vũ trụ ở gần đường xích đạo, nhằm tận dụng thêm năng lượng từ lực quay của Trái Đất, giúp tăng cường thêm tốc độ cho tàu và tiết kiệm tối đa nhiên liệu.

Đọc thêm: Vì sao vũ trụ được hình thành?

Trên thực tế, không phải ở mị thời điểm trên trái đất đều quay với tốc độ như nhau. Càng gần với Bắc và Nam cực thì tốc độ quay càng chậm. Và càng gần xích đạo, tốc độ quay càng lớn. Tại trung tâm Bắc cực và Nam cực quay với tốc độ gần như bằng 0. Ngược lại, ở vùng xích đạo, tốc độ này có thể lên tới 465m/giây.

Chính vì vậy, trừ 2 nơi là trung tâm Bắc cực và Nam cực, thì còn lại hầu hết các địa điểm khác con người đều có thể lợi dụng lực quay của Trái Đất để phóng tàu vũ trụ lên không gian. Nhưng khi tàu vũ trụ được phóng lên ở vùng xích đạo, thì vận tốc của nó sẽ được cộng thêm vận tốc của Trái Đất tức cộng thêm 465m/giây.

Vì sao con người thường phóng tàu vụ trụ gần xích đạo?

Trên thế giới có bao nhiêu nước phóng thành công tàu vũ trụ lên Mặt Trăng?

Với khát khao trinh phục, tìm hiểu không gian vũ trụ, đặc biệt là Mặt Trăng. Các nước trên thế giới đã đầu tư vào nghiên cứu, tìm cách đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng để nghiên cứu và tìm hiểu. Hiện tại trên thế giới đã có 5 nước phóng thành công tàu vũ trụ lên Mặt Trăng bao gồm lần lượt: Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản.

Mới nhất đây, Ấn Độ là nước thứ 4 làm được điều này với tàu Chandrayaan-3 vào ngày 23/8/2023. Và tiếp theo chính là Nhật Bản trở thành nước thứ 5 đưa tàu vũ trụ tự động SLIM của cơ quan khám phá hàng không vũ trụ Nhật Bản, đáp xuống bề mặt Mặt Trăng vào ngày 19/1/2024. Đây là những bước tiến đáng ghi nhận của con người trong nỗ lực tìm hiểu không gian vũ trụ, và các hành tinh xa xắm ngoài vũ trụ.

Tàu vũ trụ tư nhân của nước nào đã bay lên Mặt Trăng đầu tiên?

Vì sao con người thường phóng tàu vụ trụ gần xích đạo?

Đó chính là tàu vũ trụ Odysseus, của công ty Intuitive Machines ở Houston, Mỹ, chế tạo. Và đã đi vào lịch sử thế giới khi trở thành tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên hạ cánh đến Mặt Trăng vào rạng sáng ngày 23/2.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã đưa con tàu Odysseus cất cánh từ hôm 15/2, và con tàu đã tới được quỹ đạo Mặt Trăng hôm 21/2 như dự kiến, nhưng do quá trình tiếp đất gặp khó khăn, phải lùi lại ngày hạ cánh đến ngày 23/2. Tàu sẽ hoạt động khoảng 7 ngày tại Mặt Trăng.

Trên đây là những thông tin thú vị giải thích lý do vì sao con người thường phóng tàu vũ trụ gần xích đạo, và những thông tin thú vị khác xung quanh việc phóng tàu vũ trụ khám phá vũ trụ to lớn của loài người chúng ta. Hi vọng rằng bạn sẽ thích bài viết này của Câu Hỏi Vì Sao, hãy đọc và chia sẻ bài viết của chúng tôi nhé!

Câu hỏi vì sao?

Trang blog chia sẻ và giải đáp những câu hỏi vì sao thú vị nhất, về mọi điều xung quanh cuộc sống của con người. Chúng tôi luôn cố gắng chia sẻ những thông tin có ích nhất, và chính xác nhất tới quý bạn đọc. Hi vọng quý bạn đọc thích những nội dung bổ ích tại website này. Cảm ơn quý đọc giả rất nhiều!