Vì sao hoa anh túc là loài thực vật gây nghiện cho con người?
Anh túc được biết đến là một cây thuốc phiện, a phiến hay phù dung. Mặc dù có vẻ đẹp rực rỡ, quyến rũ nhưng hoa anh túc lại mang vẻ đẹp chết người vì chúng được sử dụng làm nguyên liệu để chế ra thuốc phiện. Nhưng nếu được sử dụng đúng cách thì cây hoa anh túc lại là một loại dược liệu tốt. Vậy vì sao hoa anh túc là thực vật gây nghiện? Cùng tìm hiểu nhé.
Khám phá bí ẩn của loài hoa anh túc
Cây anh túc còn được gọi là trẩu, thẩu, á phiện hay cây nàng tiên, được xem là mộc thảo mộc quý có công dụng giảm đau hiệu quả trong cả Tây y và Đông y.
Vậy cây anh túc có gây nghiện không? Chiết xuất từ hoa anh túc có thể gây nghiện nặng và được các chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng trong các tình huống thông thường mà chỉ sử dụng khi có sự chỉ định và giám sát từ bác sĩ.
Hoa anh túc có nguồn gốc từ Hy Lạp, sau đó được trồng và trở nên phổ biến tại các nước châu Âu và châu Á. Cây hoa anh túc có chiều cao từ 1 – 1,5m, thuộc nhóm cây thân thảo và có tuổi thọ là hai năm. Thân và lá đều màu xanh, thân mềm và mọc thẳng đứng, lá cây có nhiều tua hình bầu dục.
Một điểm đặc biệt của cây anh túc là hoa nở trên một thân cây nhưng các bông hoa lại mang những màu sắc khác nhau như tím, đỏ vàng hoặc trắng.
Kích thước của hoa anh túc khá to, mọc đơn độc ở đầu cành và ngọn thân. Hoa anh túc thường nở vào tháng 3 và kết trái vào tháng 5. Khi quả còn non có màu xanh nhưng khi càng chín thì sẽ ngả sang màu nâu đen.
Khoảng 30 – 40 năm trước, cây anh túc được trồng phổ biến tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,…. Nhưng đến hiện nay thì rất khó để tìm thấy cây hoa anh túc.
Bởi nhựa cây của anh túc có khả năng gây nghiện mạnh nên từng xảy ra buôn bán tràn lan, chế biến chất kích thích gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân cũng như an ninh quốc gia. Chính vì vậy, chính phủ Việt Nam đã ra lệnh cấm trồng loại cây này.
Những tác dụng của anh túc với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền, nhựa của quả anh túc chín được sử dụng để làm thuốc. Hoa anh túc có vị chua, chát, đắng và chứa độc tố. Anh túc có công dụng cầm máu, chữa tiêu chảy và trị nôn khá tốt.
Trong Y học hiện đại, nhựa anh túc được nghiên cứu chưa nhiều hoạt chất như narcotin, codein, morphin, papaverin,… Sau đây là những tác dụng của hoa anh túc đối với khỏe có thể bạn chưa biết:
- Giúp giảm đau: Trong anh túc có chứa chất codein và morphin có công dụng làm giảm đau trung ương mạnh, làm dịu cơn đau cho bệnh nhân, theo Who, morphin được xem là thuốc giảm đau cấp 3, được ứng dụng để điều trị giảm đau cho các bệnh nhân ung thư.
- Công dụng của cây anh túc với hệ tiêu hóa: Morphin được sử dụng với liều thấp có thể dẫn đến táo bón, giảm co cơ và tăng trương thành ruột, đồng thời làm giảm dịch tiết tiêu hóa.
- Đối với hệ tuần hoàn: Lượng morphin có trong cây anh túc có khả năng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, giải phóng histamin nên làm giảm huyết áp. Do đó, những người bị huyết áp thấp hay thiếu máu cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng chiết xuất từ cây anh túc.
- Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin có trong cây anh túc khiến bàng quang và đường tiểu của người sử dụng dễ bị kích thích tăng trương lực.
- Tác dụng của cây anh túc với hệ hô hấp: Morphin có trong hoa anh túc có khả năng ức chế hệ hô hấp nặng. Nếu sử dụng liều thấp thì morphin sẽ giúp giảm ho, hạn chế cơn đau hiệu quả, đồng thời chất codein có trong chiết xuất cây anh túc giúp làm long đờm và ít gây tác dụng phụ. Để tránh việc bị suy hô hấp, cần sử dụng morphin với liều lượng thấp và phải ít hơn liều giảm đau.
Tác dụng phụ của cây hoa anh túc như thế nào?
Sau đây là một số tác dụng phụ của cây anh túc bạn có thể gặp phải khi sử dụng chiết xuất từ cây anh túc:
- Đau dạ dày
- Buồn nôn và nôn mửa
- Co đồng tử
- Khô miệng
- Ảo giác
- Ngứa
- Táo bón
Vì sao hoa anh túc là thực vật gây nghiện? Cây anh túc có chất nhựa trắng chứa 10% hàm lượng morphin. Mặc dù có khả năng khắc phục tình trạng chuột rút và ức chế cơ tim hiệu quả nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ gây nghiện, thậm chí ngộ độc và ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng.
Tuy không thể phủ nhận công dụng của cây anh túc nhưng nếu sử dụng loại cây này để chế thuốc, nghiên cứu hay trị bệnh đều cần sử kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền. Không ai có thể tự ý trồng và sử dụng nếu chưa được cấp phép hoặc chỉ định từ bác sĩ.
Vì sao hoa anh túc là loài thực vật gây nghiện cho con người?
Kết luận
Bài viết trên đây của Câu Hỏi Vì Sao? là những thông tin liên quan đến cây anh túc cũng như giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao cây anh túc là thực vật gây nghiện. Hy vọng thông tin trên mang đến cho bạn kiến thức bổ ích, đồng thời hiểu hơn về loại cây này. Hãy chia sẻ bài viết nếu hay và bổ ích.