Vì sao các hành tinh được đặt tên như ngày nay đang gọi?
Từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã tiến hành nghiên cứu về thiên văn học, tìm tòi và phát hiện ra các vì sao cũng như những thiên thể bí ẩn trong vũ trụ. Với nền văn minh tương đối phát triển, đặc biệt là “Thần thoại Hy Lạp – di sản văn hóa quý báu của gia tài văn hóa nhân loại.
Xem thêm: Vì sao không gian ngoài vũ trụ lại thấy chỉ có màu đen?
Người Hy Lạp xưa đã sử dụng tên gọi của các vị thần để đặt tên cho các hành tinh trên bầu trời. Cùng tìm hiểu về lịch sử đặt tên của những hành tin này nhé!
Sao Thủy (Mercury)
Sao Thủy là hành tinh bé nhất và nằm gần nhất trong hệ mặt trời. Mặc dù nằm gần nhất với mặt trời nhưng Sao Thủy không phải là hành tinh lớn nhất bởi chúng không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng.
Với chu kỳ quỹ đạo là 88 ngày, chu kỳ giao hội ở trên quỹ đạo nhìn từ trái đất gần bằng 116 ngày. Đây được xem là tốc độ nhanh nhất trong các hành tinh và điều này khiến người La Mã nghĩ đến vị thần liên lạc và đưa tin nhanh chóng là Mercury. Đây chính là lịch sử đặt tên của hành tinh sao Thủy.
Sao Kim (Venus)
Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ mặt trời và đây là hành tinh nóng nhất, thậm chí nóng hơn cả sao Thủy. Đặc biệt, bầu không khí tại đây vô cùng độc hại với áp suất có thể nghiền nát và giết chết người.
Sao Kim là hành tinh sáng thứ hai trong bầu trời tối, đứng sau mặt trăng. Sao Kim là hành tinh có ánh sáng rực rỡ, nhất là vào thời điểm sáng nhất, chúng ta có thể thấy ánh sáng lấp lánh của sao kim hình chữ thập trên mặt trời.
Chính vẻ đẹp lung linh, kỳ ảo này đã khiến người phương Tây nghĩ ngay đến nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Hy lạp là Aphrodite. Sau này, người La Mã gọi tên nữ thần tình yêu này là Venus.
Trái đất (Earth)
Trái đất là hành tinh thứ ba trong hệ mặt trời và được xem là một hành tinh khác. Khác với những hành tinh khác khi biết rõ về lịch sử đặt tên của chúng thì hành tinh xanh của chúng ta không có bất cứ cơ sở nào để chỉ ra được ai đã đặt tên nó là “trái đất”.
Trái đất chỉ được chấp nhận là một hành tinh vào thế kỷ XVII, vì vậy không có bất cứ một tên gọi nào của các vị thần dành cho nó. Thuật ngữ “trái đất’ bắt nguồn trong tiếng anh cổ và trong ngôn ngữ Thượng Đức. Đây cũng là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời không được đặt tên theo tên gọi của các vị thần Hy Lạp hay La Mã.
Sao hỏa (Mars)
Sao hỏa là hành tinh thứ tư trong hệ mặt trời, nó có màu cam đặc trưng và rất dễ để nhận biết khi nhìn lên bầu trời về đêm. Do bề mặt của hành tinh này chứa rất nhiều oxit sắt. Gam màu nóng này khiến người xưa liên tưởng đến máu lửa, binh đao và chiến tranh.
Chính vì vậy, người ta gọi sao Hỏa với cái tên Mars – Vị thần của chiến tranh, tương ứng với vị thần Hy Lạp Ares. Sao Hỏa là một hành tinh toàn đất đá và khá lạnh, đặc biệt bụi bẩn là oxit sắt có rất nhiều trên bề mặt hành tinh khiến sao Hỏa hiện lên với màu đỏ đặc trưng.
Sao Hỏa có nhiều điểm tương đồng với bề mặt trái đất như có đất đá, núi, thung lũng và hệ thống bão trải dài từ những cơn lốc xoáy đến những cơn bão bụi nhấn chìm cả hành tinh.
Sao Mộc (Jupiter)
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời cho nên người La Mã đặt tên cho nó là Jupiter – tên gọi vua của các vị thần, ứng với tên gọi của thần Hy Lạp Zeus.
Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất trong hệ mặt trời. Đến thời điểm hiện tại, sao Mộc có ít nhất 79 vệ tinh tự nhiên.
Sao Thổ (Saturn)
Sao Thổ được đặt tên là Saturn – vị thần trong thần thoại La Mã, tương ứng với vị thần Cronus, là cha của vị thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp.
Sao Thổ được xem là hành tinh duy nhất của hệ mặt trời có khối lượng riêng trung bình nhỏ hơn so với nước. Sao Thổ sở hữu hệ thống vành đai chứa nhiều hạt băng với số lượng nhỏ là bụi và đá. Đặc biệt, khối lượng riêng trung bình của hành tinh này chỉ bằng 1/8 so với trái đất.
Sao Thiên Vương (Uranus)
Sao Thiên Vương được còn người phát hiện vào năm 1781. Trước đó, sao Mộc và sao thổ đã được đặt tên theo các vị thần là Zeus và cha của Zeus cho nên sao Thiên Vương được người ta đặt là Uranus – thần bầu trời và đây cũng là ông nội của vị thần Zeus.
Sao Hải Vương (Neptune)
Từ trái đất nhìn lên, sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam tuyệt đẹp. Có màu sắc này là do ngoài khí quyển của sao hải Vương chứa hàm lượng lớn khí metan. Chính điều này khiến người ta liên tưởng đến Neptune – vị thần biển cả của người La Mã, tương ứng với vị thần Hy Lạp Poseidon.
Kết luận
Bài viết trên đây của Câu Hỏi Vì Sao? đã điểm qua lịch sử đặt tên của các hành tinh trong hệ mặt trời. Ngoài trái đất thì những hành tinh còn lại trong hệ mặt trời đều được đặt tên theo các vị thần của người La Mã và Hy Lạp. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn thông tin hữu ích, đồng thời hiểu hơn về lịch sử đặt tên của các hành tinh.