Vì sao bệnh sởi hiện đang có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại?
Bệnh sởi là một trong những căn bệnh có sự lây lan rất nhanh và mạnh, nguy cơ gây tử vong cao. Luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, khi không có biện pháp phòng chống đúng. Hôm nay mời quý bạn đọc tìm hiểu vì sao bệnh sởi hiện có nguy cơ bùng phát mạnh trở lại cùng Câu Hỏi Vì Sao trong bài viết này nhé.
Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát mạnh do tỷ lệ tiêm chủng giảm.
Bộ Y Tế phát đi cảnh báo nguy cơ bệnh sởi bùng phát mạnh, do s các ca mắc trên toàn cầu tăng lên, trong khi tỷ lệ tiêm chủng bệnh sởi trong nước giảm. Khuyến cáo cần tăng cường phòng bệnh và chủ động tiêm phòng vaccine sởi cho người dân.
Theo thống kê đến ngày 20/3/2024 đã có 13 tỉnh, thành ghi nhận 42 ca mắc bệnh sởi, nhưng không có ổ dịch tập trung. Và cũng theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đã cảnh báo về số ca mắc sởi đang tăng lên trên toàn cầu, cũng như việc tỷ lệ tiêm chủng đang giảm tại Việt Nam do Covid-19, và vấn đề gián đoạn cung ứng vaccine, và khuyến cáo khả năng bùng phát dịch sởi xảy ra.
Theo PGS.TS Trần Đức Phu thì dịch sởi có nguy cơ bùng phát trở lại theo chu kỳ 5 năm 1 một, và hiện nay đã đúng và chu kỳ này. Ở Việt Nam tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi giảm, có thể khiến cho các ca mắc bệnh dễ dàng tăng cao và bùng phát thành ổ dịch.
Theo số liệu Việt Nam 1 năm có khoảng 1,7 triệu trẻ em được ra đời, và nếu tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi đạt từ 90 – 95%, thì vẫn còn 5 – 10% trẻ em không được tiêm, và tích lũy sau 5 năm sẽ có khoảng 50% số trẻ tương đương 850.000 trẻ em có nguy cơ mắc bệnh sởi.
Chính vì vậy, PGS.TS Phu khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine đẩy đủ bệnh sởi cho cả trẻ em và người lớn. Cùng với đó, Cục Y Tế dự phòng, Bộ Y Tế cũng yêu cầu các tỉnh, thành giám sát, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bùng phát, nhằm giảm nguy cơ bùng phát mạnh bệnh sởi.
Bệnh sởi thường lây lan rất nhanh và mạnh, tỷ lên lên tới 90 – 100% người chưa có miễn dịch khi tiếp xúc với nguồn lây sẽ bị lây. Trước khi có vaccine để tiêm chủng, bệnh sởi ước tính hàng năm có khoảng 100 triệu người mắc và lên tới 6 triệu người tử vong. Và nhờ áp dụng chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi trên diện rộng, số ca mắc đã giảm đi rất nhiều, tuy nhiên mầm mống bệnh vẫn còn trong cộng đồng và có thể bùng phát khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine giảm.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ em, có thể xuất hiện ở người trưởng thành. Thời gian ủ bệnh từ 12 – 15 ngày và kém dài đến 21 ngày, với các triệu chứng dễ nhận thấy như sốt, ho, chảy nước mũi, nước mắt và nổi phát ban,…
Bệnh sởi có thể bội nhiễm với các loại vi khuẩn khác, sau đó biến chứng như viêm tai giữa, phế quản, phổi, xoay, màng não, khô loét giác mạc mắt, tiêu chảy,… Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm saots bệnh tật Mỹ, thì cứ 20 trẻ em bị sởi thì có 1 trẻ bị biến chứng mắc viêm phổi.
Những lưu ý và xử lý khi bị mắc bệnh sởi.
Khi phát hiện mình bị bệnh sởi việc đầu tiên bạn phải làm đó là cách ly, tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây đặc biệt trái cây chứa Vitamin C, uống nhiều nước, bổ sung nước điện giải. Khi sốt từ 38 độ trở lên cần uống thuốc hạ sốt và chườm khăn ấm.
Ngoài ra, người bệnh và mọi người thân của người bệnh cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng. Và tất nhiên, hãy thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và hướng dẫn cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống bùng phát dịch sởi trên diện rộng.
Hi vọng rằng, với nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về lý do vì sao hiện nay có nguy cơ bùng phát dịch sởi, và các phòng tránh. Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và hãy chia sẻ những tin tức hay, bổ ích của Câu Hỏi Vì Sao nhé.