Vì sao tháng bảy âm lịch gọi là tháng cô hồn?

Từ xưa, dân gian luôn truyền miệng rằng để tránh những điều xui rủi cũng như không muốn bị người âm quấy nhiễu thì nên hạn chế làm một số việc trong tháng cô hồn. Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng vì sao tháng bảy âm lịch người ta lại gọi là tháng cô hồn chưa? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có ngay câu trả lời nhé.
Tháng cô hồn là gì?
Ở mỗi nước khác nhau sẽ có quan niệm khác nhau, nếu Trung Quốc quan niệm tháng cô hồn chỉ có ngày 14 tháng 07 âm lịch thì tại Việt Nam thì thời gian này kéo dài hơn 1 tháng. Có nhiều người quan niệm sâu sắc về tháng cô hồn nhưng cũng có nhiều người không mấy lưu tâm.
Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều vô cùng cẩn trọng khi làm bất cứ việc gì trong tháng 7 âm lịch, đặc biệt là mở công ty, mở cửa hàng,.. trong tháng cô hồn.
Đọc thêm: Vì sao những ngày Tết kiêng không được quét rác, vứt rác?
Tại sao gọi tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn?
Tháng cô hồn diễn ra vào tháng 7 âm lịch hằng năm hay còn được gọi là tháng mở cửa âm phủ. Bởi mở cửa âm phủ nên ma quỷ ở dưới địa ngục có thể lên trên trần gian. Mỗi năm chỉ có thể lên được một lần nên ma quỷ sẽ tranh nhau quấy phá người trên trần gian. Đó chính là lý do mà người hay làm lễ cúng ma để cô hồn không phá phách họ.
Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, cho đến nay vẫn có nhiều người sử dụng nhưng ít ai có thể hiểu hết được ý nghĩa. Từ xa xưa, người Việt luôn quan niệm rằng con người luôn được chia thành hai phần là phần hồn và phần xác.
Tùy theo cách sống của người đó trên trần gian như thế nào mà khi người đó mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí có thể lang thang trên dương gian quấy rối con người. Đó cũng chính là lý do việc cúng cô hồn xuất hiện.
Việc cúng cô hồn không những để khỏi bị ma quỷ quấy phá mà còn là muốn làm phúc, giúp cô hồn được có một ngày no nê, đỡ tủi hờn. Ý nghĩa của lễ cúng cô hồn cũng mang tính nhân văn trong văn hóa người Việt, như quan niệm về ngày xá tội: con người mặc dù gây ra những tội ác thì trong quá trình chịu trừng phạt cũng cần có ngày cần được xá tội để đỡ cực khổ, đau đớn,…
Dưới góc độ Đại giáo, tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ tích cổ Trung Hoa. Theo truyền thuyết dân gian, mùng 2 tháng 7 âm lịch hàng năm, Diêm Vương sẽ ra lệch mở Quỷ Môn Quan và đếm rằm tháng 7 thì thả cửa để ma quỷ túa ra tứ phương. Cho đến sau 12h ngày 12 tháng 7 âm lịch thì các ma quỷ phải quay trở về địa ngục.
Ý nghĩa của tháng cô hồn
Việc coi tháng 7 là tháng cô hồn là xuất phát từ tâm của con người mà ra. Cùng với đó là những sự việc xảy ra trong cuộc sống khiến con người có tư duy hướng thiện, nhằm an lòng người chết và bình tâm cho người sống. Việc cúng cô hồn không có gì là xấu nếu để nó thể hiện được vẻ đẹp đạo đức, tính thiện lương cũng như lòng trắc ẩn của con người Việt Nam.
Đất nước ta từng trải qua một thời kỷ dài của chiến tranh, số người chết còn nhiều hơn bom đạn. Do đó, cúng cô hồn cũng có có thể được hiểu với ý nghĩa an ủi vong linh của họ.
Theo quan điểm khoa học, tháng 7 âm lịch không mang đến những điều xui xẻo hay rủi ro như quan niệm. Nhưng đây là thời điểm trời chuyển mưa, con người dễ ốm, nhất là trẻ nhỏ. Thời tiết bất lợi cũng là lý do không nên làm nhà, xây cửa vào mùa này.
Tuy nhiên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, việc thực hiện các lễ nghi, tín ngưỡng cúng rằm tháng 7, cúng cô hồn vẫn có thể thực hiện vì nó mang giá trị về mặt tâm linh. Nhưng cũng không phải vì thế mà kiêng kỵ thái quá mà bỏ lỡ đi những dịp cũng như cơ hội trong cuộc sống.
Tháng cô hồn nên & không nên làm gì?
Như đã nói ở trên, từ lâu người ta đã quan niệm về những điều cấm kỵ không nên làm khi tháng cô hồn đến. Ngoài ra, nhiều người cũng chọn cách sử dụng các vật phong thủy có tác dụng trấn an tinh thần, trừ tà, xua đuổi ma quỷ và mang đến may mắn tài lộc cho gia chủ.
Tuy nhiên, chúng ta không nên kiêng kỵ quá mức vào tháng cô hồn mà thay vào đó hãy xem đây là tín ngưỡng tâm linh truyền thống. Khi còn sống, hãy tu tâm dưỡng tính, làm nhiều việc thiện, ắt khi mất đi sẽ được đầu thai vào kiếp khác.
Trong tháng 7 cũng có ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu – ngày chính thức của Phật giáo để con cái có thể thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Theo sự tích nhà Phật thì ngày này xuất phát từ câu chuyện Bồ tát mục kiền liên đã cứu người mẹ ra khỏi kiếp quỷ đói.
Kết luận
Hy vọng những thông tin trên đây của Câu Hỏi Vì Sao giúp bạn phần nào giải đáp thắc mắc cũng như hiểu hơn về tín ngưỡng tâm linh truyền thống này. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần được giải đáp, hãy để lại ở phần bình luận để được trả lời sớm nhất nhé.